BÀI
1: CÁCH BÓC VÁN KHUÔN DẦM SÀN
1.
Diện
tích ván khuôn được hiểu như nào:
-
Diện tích ván khuôn được tính khối lượng là
phần diện tích ván khuôn tiếp xúc với bê tông.
-
Trong hình: Diện tích ván khuôn được tính
là phần mình đã tô đậm. Lưu ý trường hợp cốp pha be cao hơn cao độ đổ bê tông để
tránh rơi vãi thì phần diện tích cao hơn này không được tính vào khối lượng ván
khuôn nhé
2.
Cách
tính ván khuôn dầm sàn:
·
Ván khuôn dầm sàn:
-
Ván khuôn dầm: Bao gồm ván khuôn thành dầm
+ đáy dầm.
-
Ván khuôn sàn : Bao gồm toàn bộ diện tích
đáy các ô sàn
·
Phương pháp tính:
-
Ván
khuôn dầm: Các bạn chỉ bóc cho mình ván khuôn thành
dầm (chiều cao tính từ đáy dầm tới đáy sàn). Dầm biên quanh chu vi công trình và
lỗ mở cũng tính như thế nhé.
-
Ván
khuôn sàn: Chúng ta sẽ tính tổng toàn bộ phần đáy dầm
vào trong phần diện tích sàn. Như vậy chúng ta tính toàn bộ diện tích ô sàn của
tầng đó và trừ đi phần giao cột.
-
Ván
khuôn be thành dầm biên (hoặc thành sàn): Đối
với các dầm biên quanh chu vi và quanh lỗ mở còn phần từ đáy sàn tới mặt sàn
chúng ta chưa tính. Sau khi các bạn tính xong hai mục trên thì chúng ta đi tính
phần này. Cách tính rất đơn giản là tính chu vi quanh công trình nhân với chiều
cao sàn. Đối với lỗ mở thì chúng ta tính tương tự bằng chu vi lỗ mở và nhân với
chiều cao sàn
-
Mẹo: Hãy tính tổng và trừ giao thay
vì tính từng đoạn chi tiết nhỏ.
·
Ví dụ minh họa:
-
Mình lấy ví dụ mặt bằng mái một công trình
nhà điều hành của một trạm bơm. Công trình chỉ có một tầng. Mặt bằng như sau:
-
Ký hiệu: D1-22x40: Có ý nghĩa là tên dầm
là D1 có kích thước mặt cắt là 22x40 cm (rộng 22 cm và cao 40 cm).
-
Bảng tính ván khuôn dầm sàn như sau: